Câu chuyện gây phẫn nộ này xảy ra ở thành phố Siheung, Gyeonggi (Hàn Quốc). Kênh truyền hình Hàn Quốc Seoul Broadcasting System (SBS) đưa tin, vụ việc này cho thấy những áp lực mà các nhân viên ngành dịch vụ ở xứ sở kim chi đang phải đối mặt.
Lúc đầu, nữ khách hàng gọi điện đến quán cà phê phàn nàn rằng nhân viên giao thiếu ống hút cho đơn hàng của cô.
Sau đó, Bae Soon Im - quản lý quán cà phê đã sắp xếp giao ống hút kèm theo chiếc bánh ngọt như lời xin lỗi đến nữ khách hàng. Tuy nhiên, do cô Bae viết sai địa chỉ của khách nên lần giao hàng này bị chậm trễ.
Thất vọng vì phải chờ đợi lâu, nữ khách hàng đã đích thân đến tận quán để gặp cô Bae. Khách hàng chửi bới, gây náo loạn ở đó và yêu cầu cô Bae phải xin lỗi.
Đoạn video cho thấy người phụ nữ cầm cốc cà phê trên tay, xông vào quán rồi đi tới quầy để nói chuyện với quản lý, theo SCMP. Khi cô Bae hỏi cách khắc phục lỗi lầm của mình thì người phụ nữ yêu cầu cô quỳ xuống xin lỗi. Cô Bae bước ra từ phía sau quầy và làm theo yêu cầu của khách, trong khi nữ khách hàng tiếp tục chửi bới.
"Đây có phải là thái độ của người làm trong ngành dịch vụ không vậy? Đừng kinh doanh như vậy nữa. Cô nghĩ mình có thể tồn tại trong khu vực này à?", nữ khách hàng mắng.
Tiếng chỉ trích của cô ồn ào đến mức người qua đường phải dừng lại xem có chuyện gì xảy ra.
Trong một cuộc phỏng vấn với SBS, cô Bae cho biết cô làm theo yêu cầu của khách hàng vì muốn nhanh chóng giải quyết sự việc, không gây ảnh hưởng đến cửa hàng.
Cô cho biết vụ việc đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cô. Cô đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, đau dạ dày và ngày càng sợ hãi khi giao tiếp với khách hàng.
"Thậm chí, tôi không thể uống được ngụm nước nào. Tôi không muốn gặp khách hàng", cô Bae vừa nói vừa bật khóc khi nhớ lại vụ việc.
Camera giám sát của quán cà phê đã ghi lại toàn bộ vụ việc. Kênh SBS đưa tin và đăng lại trên tài khoản YouTube của kênh tin tức này.
Đoạn video nhanh chóng thu hút hơn 20.000 lượt xem và hàng trăm bình luận. Phần lớn người xem chỉ trích hành vi của khách hàng và đồng cảm với người quản lý quán cà phê. Một số người dùng mạng xin địa chỉ quán để đến, bày tỏ sự ủng hộ đối với người quản lý.
"Chỉ vì quên một cái ống hút thôi, có cần thiết vậy không? Tôi thực sự nghĩ rằng khách hàng có vấn đề về tâm lý"; "Gây sự chỉ vì một chiếc ống hút. Nhà cô ta không có ống hút hay sao vậy. Cô ta được cả nước biết đến sự tồn tại của mình chỉ bằng một chiếc ống hút"; "Cửa hàng đó ở đâu vậy? Hãy đến đó ủng hộ và giúp cửa hàng tăng doanh thu"... người dùng mạng bình luận.
Cô Bae sau đó đã đệ đơn tố cáo khách hàng. Nữ khách hàng bị cảnh sát buộc tội cản trở hoạt động kinh doanh và xúc phạm nhân phẩm.
Phần lớn những người đàn ông tôi phỏng vấn cho biết họ đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi đầu quân, họ ngày càng gần gũi nhau hơn qua những khóa huấn luyện khắc nghiệt, họ cho nhau xem hình chụp gia đình và bạn gái, họ chịu đựng những thói xấu của nhau, chia sẻ quần áo với nhau, thậm chí có thể kể nhau nghe những bí mật đen tối nhất hoặc xả thân vì những bằng hữu tốt nhất.
![]() |
Với Tom, những ký ức sau trận phục kích trên cánh đồng còn tồi tệ hơn cả chính trận phục kích đó. Phải tận vài tháng sau khi gặp tôi lần đầu, Tom mới đủ dũng khí vượt qua mặc cảm và nhục nhã để kể cho tôi nghe điều này: Chỉ một ngày sau trận mai phục ấy, Tom đã phát điên nên tìm đến một ngôi làng gần đó, giết chết trẻ em, bắn chết một người nông dân vô tội, và hãm hiếp một phụ nữ Việt Nam. Trả thù xong, Tom nghĩ việc quay trở về Mỹ đã không còn ý nghĩa gì nữa.
Giờ đây, khi đã làm chồng, làm sao ông có thể đối diện với vợ và nói với cô ấy rằng mình đã hãm hiếp dã man một phụ nữ vô tội năm nào? Khi trông theo con trai chập chững những bước đi đầu đời, làm sao Tom không khỏi nghĩ về đứa trẻ mình đã sát hại năm ấy? Tom đã phải rất dũng cảm và rất tin tưởng tôi mới có thể tiết lộ đoạn quá khứ đen tối này. Có lẽ, Tom đã tìm thấy ở tôi hình ảnh người bạn thân Alex.
Cái chết của Alex đã khiến phần lương thiện, đáng kính và đáng tin cậy trong Tom cũng chết theo. Những người bị sang chấn từ sự việc nào đó do chính họ hay người khác gây ra thường khó có thể xây dựng những mối quan hệ thân mật. Sau khi trải nghiệm điều kinh khủng nào đó, làm sao bạn có thể tin tưởng chính bản thân hay người khác một lần nữa? Làm sao bạn có thể ân ái với ai đó khi từng bị hãm hiếp tàn bạo?
Một trong những điều khó khăn nhất của những người bị sang chấn đó là đối mặt với nỗi hổ thẹn về cách hành xử của mình khi bị sang chấn, dù đó là hành động họ bị sai khiến (ví dụ một người lính được giao nhiệm vụ giết ai đó) hay chủ động làm (ví dụ một đứa bé bị xâm hại tình dục cố gắng làm nguôi giận kẻ đã xâm hại mình). Sarah Haley là một trong những người đầu tiên ghi chép lại hiện tượng này.
Trong một bài báo mang tính thúc đẩy to lớn trong việc hình thành chẩn đoán PTSD có tên When the Patient Reports Atrocities4 (Khi bệnh nhân tường thuật lại những hành động hung tợn), cô đề cập đến việc nhiều người lính cảm thấy rất khó khăn, thậm chí gần như là không thể kể lại hay lắng nghe về những hành động dã man mà họ và những người lính khác từng làm trong chiến tranh.
Trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó, những người bị sang chấn vừa cảm thấy rất khó khăn khi phải chứng kiến hành động dã man của ai đó, vừa phải chịu đựng nỗi mặc cảm vì mình đã làm hoặc đã không làm gì đó trong những hoàn cảnh ấy vì đã quá sợ hãi, phụ thuộc, kích động hay giận dữ. Vài năm sau, tôi bắt gặp hiện tượng tương tự ở những nạn nhân bị lạm dụng tình dục khi còn bé: Hầu hết họ cảm thấy nhục nhã vì đã cố gắng sống và giữ mối quan hệ với kẻ đã lạm dụng tình dục mình.
Điều này đặc biệt đúng nếu hung thủ là người mà đứa trẻ rất gần gũi và phụ thuộc vào như cha, chú, ông. Nạn nhân thường bối rối, không rõ mình có thực sự là nạn nhân hay đã tự nguyện tham gia vào cuộc tiếp xúc thể xác nọ. Họ hoang mang giữa tình yêu và nỗi sợ, giữa đau đớn và khoái cảm.
Trích sách 'Sang chấn tâm lý - Hiểu để chữa lành' do SaigonBooks phát hành
Tôi thì thi thoảng cũng sang chấn vì phải chịu đựng một thảm họa điện ảnh trong rạp.
" alt=""/>Sang chấn tâm lý và đánh mất chính mìnhGeorge Anderson đến từ Everton, qua đời ở tuổi 81 vào năm 2019 tại viện dưỡng lão ở Kirkby. Người đàn ông này không lập di chúc trước khi qua đời và mọi người xung quanh cũng không biết ông có người thân nào.
Một công ty chứng thực di chúc chuyên nghiệp lớn nhất ở Anh đã được giao nhiệm vụ truy tìm gia đình thất lạc từ lâu của ông George.
Ông George chưa bao giờ kết hôn, cũng như không có con. Để tìm được họ hàng, các chuyên gia phải tìm hiểu rất sâu cây phả hệ. Họ đi đến nhiều nơi trên thế giới để xác minh, từ Úc, Malta, Canada và thậm chí cả Kyrgyzstan.
Ông là con trai duy nhất của cặp đôi Elizabeth Phillips và George Anderson. Họ kết hôn năm 1937. Cha ông mất năm 1969 và mẹ ông mất năm 1998.
Mẹ của ông là 1 trong 10 người con của gia đình, 4 người đã chết khi còn nhỏ. Một trong những anh trai của bà là Thomas Phillips, chính là ông nội của Anna.
Cuối cùng, Anna chính là một trong 26 người có quyền được hưởng tài sản của ông George.
Lúc đầu, khi đọc tin thông báo, Anna cho rằng đó là một vụ lừa đảo.
"Tôi nhận được một lá thư thông báo về ông George, tôi ngay lập tức nghĩ rằng đó là một trò lừa đảo. Tôi chưa bao giờ nghe nói về ông ấy", cô chia sẻ.
Một thời gian ngắn sau đó, khi đang đi bộ về nhà sau giờ dạy học, cô nhận được một cuộc điện thoại, theo Dailystar.
"Thật kỳ lạ khi biết rằng tôi có quan hệ họ hàng với người đàn ông ấy. Tôi thậm chí còn chưa từng biết về ông, nhưng giờ đây tôi được hưởng tài sản thừa kế. Điều đó hoàn toàn không thể tin được", cô nói.
Sau vụ việc, Anna đã tìm cách liên lạc với những người họ hàng thất lạc từ lâu. Cô cảm thấy biết ơn ông George và tiếc rằng chưa có cơ hội được gặp mặt.
"Khoản thừa kế là một bất ngờ thú vị trong cuộc sống. Khoản tiền ấy giúp tôi trả được số nợ và giữ lại được một ít cho con cái tôi. Khoản thừa kế đang hỗ trợ trong giai đoạn tiếp theo của cuộc đời tôi và chồng Robert. Chúng tôi dự định tiếp tục sáng tạo, làm nghệ thuật và âm nhạc", cô chia sẻ.
Danny Curran, chuyên gia nghiên cứu phả hệ cho biết: “Các gia đình mất liên lạc vì nhiều lý do. Ông George gặp phải vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khá nghiêm trọng. Vì vậy đây có thể là một lý do góp phần khiến ông không thể liên lạc về gia đình. Vì ông không để lại di chúc, nên chúng tôi không biết ông phân chia số tài sản của mình như thế nào.
Nếu chúng tôi không tìm thấy người thụ hưởng, tiền của ông sẽ được chuyển đến kho bạc. May mắn là chúng tôi đã làm được, mỗi người thừa kế sẽ được chia một phần tài sản của ông George. Và thật tuyện khi phần thừa kế có thể giúp họ theo hướng tích cực nhất".